Hướng Dẫn

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo

Tải về

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa học kì 2

  • 1. Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo
  • 2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 2023
  • 3. Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn KHTN được fantasygo.vn chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là mẫu đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn KHTN lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 có đáp án và ma trận chi tiết. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 CTST có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu/số ý

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Tính chất từ của chất

(7 tiết)

4

2

1 (1 ý)

1 (1 ý)

6

2,5

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (21 tiết)

1 (2 ý)

8

1 (3 ý)

2

2

(4 ý)

4 (9 ý)

10

7,5

Số câu TN/ Số ý TL

1 (2 ý)

12

1 (3 ý)

4

2 (4 ý)

1 (1 ý)

5 (9 ý)

16

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1.0

2.0

1.0

6.0

4.0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10,0 điểm

2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 2023

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Thời gian làm bài: 60 phút

A. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.

C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.

D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Câu 2. Từ phổ là:

A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Câu 3. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 4. Từ cực Bắc của Trái Đất:

A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.

B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

C. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.

D. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

Câu 5. Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.

C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam thì đó là thanh nam châm.

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Câu 6. Người ta dùng la bàn xác định hướng bắc địa lí. Bộ phận chính của là bàn là :

A. Một thanh nam châm thẳng.

B. Một kim nam châm.
C. Một cuộn dây.

D. Một thanh kim loại.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì ?

A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.

B. Qúa trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.

C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.

Câu 8. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là:

A. chuyển hóa năng lượng.

B. giải phóng năng lượng

C. tích lũy năng lượng.

D. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.

Câu 9. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là:

A. Ánh sáng và khí carbon dioxide.

B. Ánh sáng, khí carbon dioxide và khí oxygen.

C. Ánh sáng, khí carbon dioxide, khí oxygen và nước.

D. Ánh sáng, khí carbon dioxide, nước, nhiệt độ.

Câu 10. Yếu tố không ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là:

A. nhiệt độ

B. độ ẩm và nước.

C. nước và đất đá.

D. khí oxygen, khí carbon dioxide

Câu 11. Vai trò quan trọng nhất của nước đối với cơ thể sống là:

A. tất cả các sinh vật đều cần nước để hòa tan các chất trong nước.

B. tất cả các sinh vật đều cần nước làm nguồn năng lượng.

C. tất cả các sinh vật đều cần nước để luôn sạch sẽ.

D. tất cả các sinh vật đều cần nước để vận chuyển các chất trong tế bào và mô.

Câu 12. Chất dinh dưỡng không có vai trò:

A. hấp thụ lại nước.

B. cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

C. cung cấp năng lượng.

D. tham gia điều hòa hoạt động sống.

Câu 13. Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây là

A. giúp cây không bị đốt nóng do ánh sáng Mặt trời, tạo động lực cho quá trình hút nước và muối khoáng từ rễ đi lên.

B. giúp khuyếch tán khí carbon dioxide vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.

C. giúp khuyếch tán khí oxygen từ trong lá ra ngoài môi trường.

D. giúp khí khổng đóng mở.

Câu 14. Sự đóng lại của khí khổng được chiếu sáng là do:

A. khí khổng mệt mỏi

B. gió mạnh.

C. tốc độ quang hợp cao.

D. thực vật thoát hơi nước quá mức.

Câu 15. Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sau đây sẽ khuyếch tán từ máu vào phế nang?

A. Khí nitrogen

B. Khí carbon dioxide

C. Khí oxygen

D. Khí hydrogen

Câu 16. Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày ?

A. 0,5 – 1 lit

B. 1,5 – 2 lit

C. 2 – 2,5 lit

D. 2,5 – 3 lit

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm

Câu 17 (1,0 đ) Hãy liệt kê các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của thực vật? Lấy ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố đó tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng?

Câu 18 (1,0 đ). Theo em, việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào?

Câu 19 (1,0đ). Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng?

Câu 20 (2,0đ). Mô tả con đường vận chuyển các chất thông qua hệ tuần hoàn ở cơ thể người? Vòng tuần hoàn nào là vòng tuần hoàn có chức năng trao đổi khí? Lấy ví dụ về các động vật mà em biết có con đường vận chuyển các chất giống ở người?

Câu 21 (1,0 đ). Vẽ đường sức từ và chiều của đường sức từ?

Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 2023

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7

  1. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

D

C

C

B

C

A

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

B

D

B

B

C

B

  1. TỰ LUẬN: 6,0 điểm

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 17 1,0 đ.

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của thực vật: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, độ thoáng khí.

– Ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng là:

+ Ánh sáng: Vào những ngày nắng gắt, cây thoát hơi nước nhiều nên đất rất nhanh khô, cần được bổ sung nước.

+ Nhiệt độ: Mùa đông cây thoát hơi nước chậm hơn mùa hè.

+ Độ ẩm không khí, độ ẩm đất: Độ ẩm cao giúp hệ rễ của cây phát triển tốt, làm cho quá trình hút nước và các chất dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.

+ Độ thoáng khí: Khi cây bị ngập úng, sau một thời gian cây bị chết do rễ không lấy được các chất cần thiết, sự trao đổi nước và dinh dưỡng của cây trồng bị ức chế.

0,5 đ

0,5 đ

Câu 18

1,0 đ

Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò là:

– Giảm lượng khí carbon dioxide và khí thải, tăng lượng khí oxygen.

– Ngăn cản và làm giảm lượng khói bụi trong không khí.

0,5 đ

0,5 đ

Câu 19 1,0 đ

Vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng là vì

– Nhiệt độ cao khiến cây phải thoát nước nhiều.

– Nhờ thoát hơi nước mà cây không bị đốt nóng dưới ánh sán mặt trời, do đó, vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng.

0,25 đ

0,75 đ

Câu 20 2,0đ

– Ở người, con đường vận chuyển các chất thông qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch tới các cơ quan của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Các chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi. Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí, máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

– Vòng tuần hoàn nào nhỏ là vòng tuần hoàn thực hiện quá trình trao đổi khí ở người và động vật .

– Ví dụ : Cá sấu, chim, thú (Thỏ,….)

1,0 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 21 1,0đ

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7

1,0 đ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của fantasygo.vn.

Bạn đang xem :Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo

#Đề #thi #giữa #học #kì #môn #Khoa #học #tự #nhiên #lớp #Chân #trời #sáng #tạo

Tổng hợp: fantasygo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button